Radio Veritas Asia Buick St., Fairview Park, Quezon City, Metro Manila. 1106 Philippines | + 632 9390011-15 | +6329390011-15
Tòa Thánh kêu gọi phê chuẩn hiệp ước chống hạt nhân
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ủng hộ lập trường và sáng kiến của các nước trong nỗ lực làm cho Hiệp Ước cấm thử nghiệm võ khí hạt nhân bắt đầu có hiệu lực.
G. Trần Đức Anh, O.P.
Hiện nay còn thiếu sự phê chuẩn của 8 quốc gia nên Hiệp Ước chưa có hiệu lực. Đó là các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Iran, Ấn độ, Pakistan, Israel, Ai Cập và Bắc Hàn.
Lên tiếng hôm 25/09/2019 vừa qua tại Hội nghị thứ 11 của Liên Hiệp Quốc về việc tạo điều kiện dễ dàng cho Hiệp ước cấm toàn diện việc thử nghiệm võ khí hạt nhân, Đức Hồng y Parolin nói: “Tất cả những cố gắng và thảo luận nhắm làm cho Hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực đều được sự ủng hộ hoàn toàn của Tòa Thánh”.
Kêu gọi các nước tỏ ra khôn ngoan va can đảm phê chuẩn Hiệp Ước
Theo Đức Hồng y, khi phê chuẩn để Hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực, thì đó là “một cơ hội để chứng tỏ sự khôn ngoan, sự lãnh đạo cam đảm và một sự quyết tâm dấn thân cho hòa bình và công ích của mọi người... Việc làm cho Hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực là điều rất cấp thiết, đứng trước những đe dọa hòa bình hiện này, từ những thách đố võ khí hạt nhân lan tràn cho đến sự tối tân hóa kho võ khí hạt nhân của một số quốc gia có thứ võ khí này. Cả hai hành động tệ hại này đều trái ngược với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước cấm thử nghiệm võ khí hạt nhân”.
Tai hại do leo thang chiến tranh và tân trang võ khí hạt nhân
Ngoài ra, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “sự leo thang chạy đua võ trạng và tối tân hóa các võ khí hạt nhân và các thứ võ khí khác, là những chi phí rất lớn cho quốc gia, khiến cho những ưu tiên thực sự của gia đình nhân loại như cuộc chiến chống nghèo đói, thăng tiến hòa bình, giáo dục, bảo vệ môi trường, các dự án sức khỏe và việc phát triển các quyền con người bị liệt xuống hàng thứ yếu”.
Trong bài tham luận, Đức Hồng y Parolin tái phê bình chủ trương trang bị võ khí hạt nhân để làm cho đối phương nể sợ mà không dám tấn công. “Võ khí hạt nhân tạo nên một cảm thức giả tạo về an ninh, chúng không thể tạo nên một thế giới ổn định và an ninh. “Một nền hòa bình lâu bền và an ninh quốc tế không thể dựa trên sự chắc chắn tiêu diệt nhau hoặc trên sự đe dọa hủy diệt”. (Sala Stampa 26-9-2019)
Add new comment