Đại dịch làm gia tăng các cuộc bách hại Kitô tại Ấn Độ

Catholics pray during the Good Friday service at a church in East Delhi on April 14, 2019. | Photo: UCA News

Đại dịch góp phần làm gia tăng các cuộc bách hại tín hữu Kitô tại Ấn Độ, do các thành phần Ấn giáo cực đoan.


G. Trần Đức Anh, O.P.

Cụ thể là những biện pháp cách ly được ban hành để phòng chống Coronavirus và sự thiếu phản ứng của nhà chức trách đối với những vụ hành hung tín hữu Kitô, khiến cho các thủ phạm cảm thấy không bị trừng phạt, và sự việc này khuyến khích họ tiếp tục cách hành động bất lương.

Trong tháng Mười Hai năm ngoái (2020), có gần 400 vụ tấn công các Kitô hữu tại Ấn Độ, 5 người bị giết và 6 thánh đường bị thiêu hủy hoặc phá hoại.

Theo các đại diện của Diễn đàn Kitô toàn Ấn Độ (United Christian Forum), một tổ chức dấn thân bênh vực các tín hữu Kitô thiểu số, sự giãn cách xã hội vì đại dịch, ngăn cản và hạn chế việc di chuyển khiến những người bênh vực nhân quyền không được đi lại, để điều tra về những vụ hành hung Kitô hữu tại những làng mạc hẻo lánh. Những hạn chế ấy cũng cản trở việc thu thập các bằng chứng và dữ kiện về những vụ bạo hành chống Kitô hữu để chuyển cho các giới chức an ninh chính quyền. Thêm vào đó, các nạn nhân cũng gặp khó khăn trong việc đi tới tòa án để được giúp đỡ.

Theo Diễn đoàn Kitô toàn Ấn Độ, đại diện đào sâu thái độ quốc gia chủ nghĩa của nhà cầm quyền: họ gia tăng cấm đoán việc tổ chức các sinh hoạt của Kitô giáo, bằng cách nại ra nhiều cớ khác nhau. Ngoài ra, nhiều Kitô hữu bị cáo gian là cưỡng bách tín hữu Ấn giáo cải đạo để theo Kitô giáo.

Một lý do khác làm gia tăng các hành động gây hấn chống Kitô hữu Ấn Độ, là sự thiếu sót của các cơ quan truyền thông, không muốn hoặc không dám đưa tin về những vụ bạo hành chống Kitô hữu. Tại Ấn, tự do ngôn luận đã biến mất. Mọi sự phản kháng của đại diện một tôn giáo thiểu số đối với quyết định của chính quyền bị coi là một cuộc tấn công Nhà nước. Hàng chục nhà khoa học, nhân viên xã hội, sinh viên và những người bênh vực nhân quyền đã bị bắt vì đã phê bình chính phủ. Tù nhân Kitô vì lý do lương tâm nổi tiếng nhất là cha Stan Swamy, dòng Tên, đã chết trong thời gian bị giam giữ. Luật cấm những lời xách động oán ghét chỉ được áp dụng một cách lựa lọc. Nhà cầm quyền cho thấy rõ họ không áp dụng luật đó để bênh vực các nhóm tôn giáo thiểu số.

(Vatican News Lukasz Sosniak 19-8-2021)

Add new comment

15 + 0 =