Đức Hồng y Grocholewski chống lèo lái lịch sử về Kỷ niệm 75 giải phóng

Đức Hồng y Zenon Grocholewski | episkopat.pl

Đức Hồng y Zenon Grocholewski, nguyên Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, chống toan tính lèo lái lịch sử trong vụ kỷ niệm 75 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz, do một tổ chức Do thái.


G. Trần Đức Anh, O.P.

Sự lèo lái ngày diễn ra qua sự kiện ngày 23/01/2020 vừa qua, một lễ tưởng niệm cuộc giải phóng trại Auschwitz được một Ngân Quỹ tên là Diễn Đàn Thế giới về cuộc diệt chủng Do thái (Forum Mondiale dell'Olocausto), một cơ quan tư nhân, tổ chức tại Jerusalem với sự cộng tác của Viện Yad Vashem, và dưới sự bảo trợ của Tổng thống Israel, với chủ đề là “Nhớ cuộc diệt chủng, chiến đấu chống nạn bài Do thái”. Ban tổ chức đã mời 47 vị Quốc trưởng và thủ tướng chính phủ các nước đến tham dự.

Nhận định của Đức Hồng y Grocholewski

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo CNA, Đức Hồng y Grocholewski, 81 tuổi (1939), người Ba Lan, nhận xét rằng:

“Biến cố giải phóng trại Auschwitz diễn ra ngày 27/01/1945, nên lẽ ra lễ kỷ niệm này phải được cử hành chính tại trại này. Nhưng Ngân Quỹ Diễn Đàn Thế giới về cuộc diệt chủng Do thái lại tổ chức ở Jerusalem, và trong số những vị tổng thống được lời lên tiếng tại buổi lễ có bà thủ tướng Đức, là nước đã tạo nên thế chiến thứ hai và cuộc diệt chủng Do thái, tổng thống Nga là nước mang tội ác chiến tranh vì đã sát hại 20 ngàn sĩ quan Ba Lan tại Katyn, Tổng thống Pháp là nước trong thời thế chiến thứ hai đã giải người Do thái đến các trại tập trung của Đức quốc xã.”

Tổng thống Duda của Ba Lan lại không được mời lên tiếng, nên ông không đến dự vì coi hành động đó của ban tổ chức là điều không thể chấp nhận được, vì Ba Lan không hề cộng tác với Đức quốc xã. Các cơ cấu của quốc gia Ba Lan hoạt động trong âm thầm, đã bênh vực người Do thái bằng tất cả những phương thế có thể. Trong số những người được Nhà Nước Israel trao tặng huân chương “Người công chính thuộc các dân nước”, số lớn nhất là người Ba Lan với 6706 người, và 5 ngàn người Ba Lan đã bị Đức giết chết vì đã giấu kín người Do thái. Vì thế, theo Đức Hồng y Grocholewski, đứng trước những sự kiện đó, việc từ chối không để tổng thống Ba Lan lên tiếng, kể cả để trình bày quan điểm của mình, dường như đó là một toan tính xuyên tạc sự thật lịch sử”.

Thực vậy, có nhiều tổ chức Do thái cho rằng Ba Lan có lỗi vì đã cộng tác với Đức quốc xã để tiêu diệt người Do thái. Trong thực tế, Ba Lan đã bị Đức chiếm đóng và là nạn nhân của chế độ đó. Người Do thái ở Ba Lan cũng đồng ý với lập trường của Tổng thống Duda.

Lễ kỷ niệm giải phóng trại Auschwitz

Hôm 27/01/2020 vừa qua, lễ kỷ niệm giải phóng trại Auschwitz đã được cử hành tại chính trại này, nơi Đài tưởng niệm với nghi thức thắp nến và đặt vòng hoa tại bức tường hành quyết trong trại. Đức Hồng y Zenon Grocholewski đã đại diện đặc biệt của Đức Thánh cha tham dự buổi lễ này và cũng có 200 cựu tù nhân hiện diện.

Một thánh lễ cũng được cử hành trong dịp này tại Auschwitz, với sự hiện diện của Tổng thống Ba Lan Andrej Duda và phu nhân, 30 cựu tù nhân tại trại này, các đại diện cộng đoàn địa phương Oswiecim cũng như các nhân viên Bảo tàng viện quốc gia Auschwitz-Birkenau, và bà cựu thủ tướng Beata Azydlo.

(CNA 28-1-2020)

Add new comment

2 + 5 =